Mua gì khi đi du lịch An Giang – Trần Gia
Mua gì khi đi du lịch An Giang

Mua gì khi đi du lịch An Giang

Mua gì khi đi du lịch An Giang

Mỗi khi có ai đó nhắc đến An Giang, thường bạn nghĩ ngay đến những điểm tham quan có thể kể đến như Miếu Bà, chùa Tà Pạ, Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư... Bạn có biết An Giang vùng đất Thất Sơn huyền ảo nhuộm màu sắc tâm linh huyền bí hài hòa giữa các nét riêng và chất giữa các dân tộc cùng với những lễ hội, làng nghề, phong tục người dân tộc sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ và choáng ngợp với vẻ đẹp thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này, đã có quá nhiều bài viết giới thiệu về An Giang, Trần Gia xin phép tóm gọn và gợi ý cho mọi người nên mua gì khi đi du lịch An Giang

I. Du lịch An Giang vào thời điểm nào thích hợp nhất?

An Giang có vị trí địa lý nằm gần xích đạo nên khí hậu thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa điển hình, lượng mưa dồi dào, nhiệt độ cao và đồng đều, độ ẩm cao quanh năm . Mùa mưa ở An Giang kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 nên nếu đi vào thời điểm này bạn nên chuẩn bị kỹ càng trước cơn mưa bất ngờ bạn nhé.

Nhiệt độ ở đây khá ổn định, dao động trong khoảng 26-28ºC. Tuy mùa nào An Giang cũng sở hữu vẻ đẹp riêng, tuy nhiên, nếu đến đây vào tháng 4 hoặc tháng 8 âm lịch, bạn sẽ được hòa mình vào hai lễ hội lớn nhất nơi đây chính là lễ hội bà chúa Xứ núi Sam (23/4 – 27/4) và lễ hội đua bò (cuối tháng 8).

II. Địa điểm du lịch An Giang nhất định phải ghé thăm

An Giang gây ấn tượng mạnh với du khách bởi sự  bình dị của vùng sông nước miền Tây, nơi đây pha trộn và hội tụ của nhiều nền văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Kinh, Khmer, Chăm, Hoa. Không chỉ cảnh quan và màu sắc tốn giáo độc nhất khiến du khách thích thú, An Giang còn ấn tượng đến nhều du khách bằng nét đặc trưng truyền thống qua những món ăn dân dã tinh tế cùng nhiều loại đặc sản quý hiếm có thể kể đến như đường thốt nốt,. Hãy cùng tìm hiểu những 10 địa điểm du lịch An Giang siêu đẹp nhất định phải đến tham quan, trước khi chúng ta quyết định mua gì để làm quà khi đi du lịch nhé:

1. Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

2. Chợ Châu Đốc (thiên đường ăn vặt)

3. Các làng Chăm theo tín ngưỡng Hồi giáo

4. Búng Bình Thiên (hồ nước trời ban)

5. Di chỉ Óc Eo

6. Núi Cấm

7. Núi Két

8. Khu du lịch Núi Sập

9. Khu di tích lịch sử Tức Dụp

10. Rừng Tràm Trà Sư

 

III. Mua gì khi đi du lịch An Giang?

Trần Gia giới thiệu đến mọi người top 10 đặc sản An Giang vừa quen thuộc vừa độc đáo đến mọi người phải thử ít nhất một lần khi đặt chân đến An Giang nhé:

 

Mắm Châu Đốc

Khi vừa đến Châu Đốc có người sẽ nói đùa rằng đây là thủ phủ của các loại mắm tại miền Tây Nam Bộ, tuy nhiên chưa có tài liệu nào ghi nhận điều đó trong lịch sử, câu nói đùa đó xuất phát khi nhắc đến Châu Đốc đặc sản người ta nghĩ tới ngay đó chính là mắm châu đốc, mắm Châu Đốc rất đa dạng vì gần như các loài cá có mặt trên vùng đất này đều có thể trở thành món mắm. Điều này đã tạo cho thương hiệu mắm Châu Đốc vị thế độc đáo riêng.  Lợi thế này đã chắp cánh cho mắm trở thành món không thể thiếu để du khách làm quà cho người thân. Nói cách khác, chính du khách đã nâng tầm mắm Châu Đốc thành đặc sản, thành thương hiệu...

Về miền Tây thưởng thức mắm Châu Đốc | Tạp chí du lịch

Châu Đốc rất đa dạng về hình dáng và hương vị

Tung lò mò

Tung lò mò hay lạp xưởng bò là một trong những đặc sản vô cùng đặc biệt của người chăm sinh sống tại Châu Đốc – An Giang.

Thực chất tên gọi tung lò mò bắt nguồn từ cái tên “tung laomaow” được người việt đọc chệch mà ra, theo tiếng chăm thì “tung” có nghĩa là ruột, còn “laomaow” có nghĩa là con bò, dịch ra tiếng việt sẽ là lạp xưởng bò.

Đối với người chăm thì đây là món ăn mang đậm bản sắc dân tộc, đối với thực khách thì đây lại là món ăn vô cùng bổ dưỡng và lạ miệng.

Tung lò mò - Lạp xưởng bò - Đặc sản của người Chăm An Giang - Foodmap

Tung lò mò là một trong những đặc sản vô cùng đặc biệt của người Chăm

 

Đường Thốt Nốt - Đặc sản chỉ có ở An Giang

Được khi nhắc đến An Giang hình ảnh cây thốt nốt như lập tức hiện ra khắc sâu tâm trí của mọi người dân nơi đây khi nghề nấu đường nghìn năm lịch sử đã nuôi sống bao thế hệ con cháu vùng đất này và khi nhắc đến đường thốt nốt người ta sẽ nghĩ ngay đến An Giang như một điều gì hiển nhiên, như linh hồn và thể xác không tách rời đường thốt nốt nguyên chất và vùng đất An Giang đã hòa và một thể.

 

Đường thốt nốt được nấu thủ công và khai thác từ nhụy hoa cây thốt nốt, bằng kinh nghiệm nghìn năm lịch sử các mẻ đường thốt nốt thơm ngon và giàu giá trị dinh dưỡng đang rất được sự yêu thích của nhiều du khách, ai đến đây đều ít nhất một lần thử và đem đường thốt nốt về nhà như món quà đặc biệt khi đến đây.

Xem thêm: Đường thốt nốt được nấu như thế nào?

https://file.hstatic.net/1000378166/file/duong-thot-not-dac-san-an-giang_61f51e7f7da649899b48aed0a0600c2e_grande.jpg

Đường thốt nốt được nấu thủ công và khai thác từ nhụy hoa cây thốt nốt

 

Bò cạp Bảy Núi

Đã ghé vùng Thất Sơn huyền thoại thì du khách nhất định phải thử qua đặc sản từ côn trùng này. Bọ rầy, bò cạp bảy núi chiên giòn đã là một đặc sản hảo hạng mà  bạn sẽ khó tìm thấy ở những nơi khác.

Bò cạp: Đặc sản vùng Bảy Núi (An Giang) khiến nhiều người phải lấy hết can  đảm mới dám nếm thử

Bò cạp Bảy Núi chiên giòn

Mới đầu có thể bạn phải rùng mình nếu lần đầu thưởng thức. Tuy nhiên cứ nhắm mắt cho cho bọ rầy chiên giòn vào miệng xem. Đảm bảo bạn sẽ cảm nhận được cái giòn cùng vị béo ngậy đầu lưỡi. Giờ thì bạn có thể mạnh dạn mở mắt từ từ thưởng thức hương vị còn đọng lại.

 

Khô Châu đốc các loại

Không chỉ nổi tiếng là “vương quốc mắm”, Châu Đốc còn được nhiều người biết đến với các loại khô đặc sản có giá trị. Trong đó phải kể đến các loại khô như khô cá tra phồng, khô cá lóc, khô nhái, khô rắn, khô cá sặc, v.v…

 

Bún Cá Long Xuyên

Nếu Đồng Tháp có hủ tiếu Sa Đéc, Sóc Trăng có bún nước lèo thì An Giang có bún cá Long Xuyên. Quả thực bún cá tại Long Xuyên có hương vị nổi bật hơn hẳn so với những nơi khác.

Cách nấu bún cá Châu Đốc chuẩn miền Tây sông nước - BepXua

Bún Cá Long Xuyên

 

Theo bà con ở đây, để có nồi bún cá ngon chuẩn vị thì quan trọng nhất là cá phải làm từ cá lóc đồng. Nhờ là cá thiên nhiên nên thịt cá săn chắc rất ngon. Sau khi luộc qua để làm nước lèo thì vớt cá ra xào qua để thịt cá săn lại. Cho ít nghệ để cá có màu vàng thêm bắt mắt. Nước lèo cũng là một phần rất quan trọng. Để có nồi nước lèo ngon thì một thứ gia vị độc đáo đó chính là ngải bún. Có ngải bún thì nồi nước lèo mới tròn vị. Rau ăn kèm cũng phải đầy đủ như bông điên điển, hoa chuối bào, rau nhút…

 

Cốm dẹp

Trong số các món đặc sản An Giang, không thể không kể đến món cốm dẹp. Đây là món ăn của người Khmer gắn với lễ hội Ooc-om-boc nổi tiếng. Thông thường cốm được làm từ những hạt lúa còn căng sữa, được gặt về, sàng sạch, ngâm nước qua một đêm. Cốm sau đó đem phơi khô dưới nắng, rang chín, giã dẹp.

Cốm dẹp An Giang món ngon nức tiếng của người Kh'mer » Thế Giới Ẩm Thực

Cốm dẹp An Giang

Không chỉ là một món ăn ngon, cốm dẹp An Giang còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Khmer. Hàng năm, cốm dẹp được đồng bào dân tộc Khmer dâng tạ trời phật trong ngày lễ Cúng trăng.

 

Xôi Phồng Chợ Mới

Xôi phồng Chợ Mới thuộc họ nhà xôi, nhưng vẫn tạo ra cái chất riêng, độc đáo từ cách làm, hình thức trình bày đến hương vị, tạo nên danh tiếng cho một món ăn dân gian miền Tây Nam Bộ mộc mạc, đậm tình quê: xôi phồng Chợ Mới, An Giang.

Món ngon không chỉ đậm đà hương vị mà còn bắt mắt, ưa nhìn. Thực khách có thể thưởng thức xôi phồng riêng hoặc ăn kèm với món gà thả vườn luộc, hấp rượu đề hay đem quay, chấm với nước tương. Đúng điệu phải là nước tương ủ lên men truyền thống làm bằng đậu nành xứ này.

https://huongsacmientay.com/wp-content/uploads/2019/09/ve-an-giang-nho-an-xoi-phong-cho-moi.jpg

Xôi Phồng Chợ Mới

 

Chè thốt nốt topping từ hạt thốt nốt

Quả thốt nốt to, tròn, có vỏ màu tím đậm, bên trong được chia thành nhiều múi. Tuy nhiên, để có được chén chè thốt nốt ngon mát, phải rất kỹ trong khâu chọn nguyên liệu. Những trái thốt nốt già, cứng đều được bỏ ra vì chúng sẽ bị nhạt, cứng, làm mất vị mềm mại của chén chè.