Mật nhụy hoa thốt nốt không chỉ có giá trị về dinh dưỡng mà mang giá trị của sự lao động miệt mài từ người nông dân đến quy trình sản xuất gắt gao. Những cây thốt nốt cao trên 20m mọc tự nhiên xen lẫn cánh đồng lúa bạt ngàn. Nếu có dịp đến An Giang thức dậy vào buổi sớm bạn sẽ bắt gặp những người đàn ông vác sau lưng những ống tre, trèo lên những cây cao để thu những giọt mật từ cuốn hoa thốt nốt.
Nước thốt nốt được thu hoạch từ những giọt mật trong cuốn hoa thốt nốt. Loại nước này mang vị ngọt của mật hoa nên được người dân tận dụng để nấu thành đường, để uống trực tiếp,… Để thu được những giọt mật cần thu đúng vào buổi sáng. Chất lượng nước thốt nốt phụ thuộc vào thổ nhưỡng, thời tiết và mùa vụ. Là loại cây mọc tự nhiên nên việc trồng và nuôi dưỡng cây để khai thác cần thời gian rất lâu.
Để tạo ra được một chai mật thốt nốt khâu chọn nguyên liệu yêu cầu gắt gao. Nước thốt nốt ngon được thu hoạch vào những ngày trời thoáng, độ ngọt phải đủ. Chất lượng, màu sắc của mật hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của những giọt mật nhụy hoa thốt nốt. Nước đủ chuẩn được cô đặc bằng máy hiện đại. Cô đặc chuẩn mật giữ lại nhiều chất dinh dưỡng trong nước thốt nốt có lợi cho sức khỏe. Mật dạng sệt màu vàng, vị ngọt thanh béo nhẹ, thơm thoang thoảng mùi của nước thốt nốt tươi. Mật thốt nốt được dùng trực tiếp với bánh, pha các loại thức uống, nấu ăn, làm bánh. Chất tạo ngọt được khuyên dùng với người kiêng đường cát. Sản phẩm là kết quả của dày công nghiên cứu phương thức lưu giữ lại giá trị thuần nhất của nước thốt nốt. Đầu tư về chất lượng và quan tâm về sức khỏe của người tiêu dùng.
Viết bình luận
Bình luận